Răng sứ bị vỡ do nguyên nhân gì gây nên? Cách khắc phục thế nào? Tất cả đều là những vấn đề được nhiều người quan tâm và thắc mắc hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé. Ngoài ra, không phải ai cũng biết niềng răng hô hàm trên có đắt không?
Nguyên nhân bọc răng sứ bị vỡ
Răng sứ có cấu tạo gồm sườn răng bên trong và lớp phủ sứ bên ngoài. Lớp phủ sứ bên ngoài là sứ nén, chỉ có khả năng ăn nhai, không chống chịu được lực va đập, nạy đồ cứng. Do đó, bọc răng sứ bị vỡ có thể là do:
- Răng bị va đạp mạnh vào bề mặt cứng.
- Dùng răng sứ để cắn thực phẩm cứng như xương ống, vỏ các loại hạt, nắp chai,…
- Thói quen nghiến răng khi ngủ.
- Răng bị oxy hóa trong quá trình ăn uống, màu răng bị xỉn màu, dễ gây vỡ.
- Răng sứ kém chất lượng, bị đen và dễ vỡ.
Khắc phục bọc răng sứ bị vỡ
Đối với răng thật khi bị vỡ mẻ thường sẽ được chỉ định hàn trám bằng vật liệu nha khoa. Tuy nhiên, với răng sứ thì buộc phải tháo bỏ chiếc răng đó và phục hình lại răng sứ mới. Bởi chất liệu trám không liên kết với bề mặt sứ. Thông tin răng đã lấy tủy có nên bọc răng sứ ai cũng nên tìm hiểu.
Muốn chất lượng răng sứ phục hình lại đạt chuẩn, bền chắc và tránh bị vỡ thêm lần nữa, điều quan trọng là phải chọn một nha khoa uy tín để thực hiện. Ngoài ra, nên chọn các loại răng sứ có độ bền cao, chịu lực tốt như răng sứ cao cấp zirconia, cercon, venus,…Các loại răng sứ này không chỉ bền chắc mà còn có tính thẩm mỹ vượt trội, màu sắc tương đương răng thật, duy trì tuổi thọ lên đến 20 năm.
Răng sứ bị vỡ khắc phục thế nào
Cách chăm sóc răng sứ sau khi phục hồi
Để tránh xảy ra tình trạng bọc răng sứ bị vỡ, bạn cần có chế độ chăm sóc, giữ gìn răng sứ một cách khoa học:
- Không dùng răng để cắn thực phẩm cứng, nạy nắp chai,…
- Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa làm sạch thức ăn thừa trên kẽ răng.
- Tránh chải răng theo chiều ngang vì có thể gây mòn cổ chân răng, khiến răng yếu, dễ lung lay, gãy vỡ.
- Sau khi ăn những thực phẩm chứa nhiều Acid, nên súc miệng lại bằng nước sạch hoặc sữa không đường để trung hoà các Acid còn tồn đọng trong vòm miệng.
- Vệ sinh răng miệng sau khi dùng đồ ngọt như bánh, kẹo..., uống trà, cà phê, nước ngọt, rượu bia...
- Thao khảo ý kiến bác sĩ về cách bảo vệ răng sứ khi chơi các môn thể thao vận động mạnh.
- Đến thăm khám nha khoa định kỳ để bác sĩ phát hiện kịp thời những bất thường của răng sứ.
Tình trạng bọc răng sứ bị vỡ nếu không được thay thế răng sứ mới có thể làm ảnh hưởng đến các mô mềm bên trong vòm miệng. Các mảnh sứ khi vỡ sẽ rất sắc nhọn, dễ làm tổn thương môi, lưỡi. Do đó, nên đến ngay nha khoa uy tín khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Bài viết trích nguồn tại: phuongphaptrongrangsuthammy.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346