Các bậc cha mẹ rất quan tâm và chú trọng vào chế độ ăn uống, thành phần dinh dưỡng hàng ngày cho con em mình với mong muốn làm những gì tốt nhất cho sức khỏe  và sự phát triển của các bé. Thế nhưng, một nỗi băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh là có nên cho trẻ ăn mỡ động vật không? Nên cho trẻ ăn mỡ động vật vào giai đoạn nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Có nên cho trẻ ăn mỡ động vật?

Dầu, mỡ là những nguồn cung cấp năng lượng và là dung môi hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A có tác dụng chống khô mắt, vitamin D chống còi xương. Trong một số loại dầu thực vật như: dầu vừng, dầu hướng dương, dầu đậu nành có nhiều axit béo không no cần thiết cho sức khỏe. Các axit này mặc dù có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe nhưng do có các liên kết kép nên trong quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra các sản phẩm trung gian như aldehyt, peroxyt…lại là các thành phần không tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, trong các dầu thực vật như trên lại chứa rất ít hoặc không có thành phần axit arachidonic là axit béo không no được xem là rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ.

Mỡ động vật có nhiều cholesterol nhưng với trẻ em cholesterol cũng khá quan trọng đối với sự phát triển cơ thể trẻ (tuy nhiên, những người lớn tuổi lại cần hạn chế sử dụng mỡ, giảm cholesterol vì cơ thể người không còn phát triển và đã trải qua quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng lâu dài trong cơ thể nên cholesterol sẽ tăng lên trong máu và bị giữ lại ở thành mạch máu và một số tổ chức khác).

Có nên cho trẻ ăn mỡ động vật?

Trong thành phần của mỡ động vật lại có nhiều vitamin A, vitamin D và axit arachidonic. Vì vậy, theo lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe và dinh dưỡng: trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật với tỷ lệ tốt nhất là 1:1 ( nhưng đối với người trưởng thành thì tỉ lệ này là 2:1).

Dầu cá hồi

Chuyên gia khuyên bạn nên dùng các loại mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, dầu cá hồi…

Trong bữa ăn của trẻ, bậc phụ huynh nên chú ý đến lượng dầu/mỡ phù hợp. Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung, cần khoảng 2,5ml dầu/mỡ cho mỗi bữa ăn, đối với trẻ từ 8 tháng trở lên cần khoảng 5ml, trẻ gần 1 tuổi trở lên thì tăng lượng này lên khoảng 7,5-10ml/bữa theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ động vật. (Đối với dầu gấc, bạn nên cho trẻ ăn khoảng 1-2 lần/tuần để tránh tình trạng vàng da có thể xảy ra do thừa caroten.


Ở nhiều trẻ em gặp phải tình trạng biếng ăn nên khiến cho bậc cha mẹ lo lắng cho sức khỏe của con mình. Để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, bạn cần lưu ý những điều sau. Tin làm đẹp: cách giảm béo bụng nhanh nhất.

Chế biến bữa ăn đa dạng cho trẻ

Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, chế biến đa dạng, hấp dẫn, dễ tiêu và chia thành các bữa nhỏ trong ngày. Tránh cho trẻ ăn nhiều các loại thức ăn thô, nguyên hạt khó tiêu, ít năng lượng như: gạo lứt, ngô, khoai môn, bột sắn…trong các bữa chính.

Thay đổi thực đơn phong phú trong các bữa ăn. Bạn nên chọn những loại thức ăn mà trẻ thích, chúng sẽ ăn ngon miệng hơn.

Bồi dưỡng các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như: sữa mẹ, trứng, thịt, cá…sau khi trẻ bị ốm, khi trẻ chậm tăng cân, ăn uống kém…giúp trẻ nhanh hồi phục và bắt kịp đà phát triển.

Cần cho trẻ uống đủ nước sạch, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và chất xơ, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Sức khỏe cho mọi nhà thường xuyên giải đáp, tư vấn và cung cấp những thông tin bổ ích về nha khoa thẩm mỹ, sức khỏe đời sống như: loãng xương ở người cao tuổi và cách điều trị, phẫu thuật hàm móm 3d giá bao nhiêu, tẩy trắng răng công nghệ laser whitening là gì, nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh,.... Hãy truy cập trang web của chũng tôi để biết thêm thông tin nhé!

Bài viết được trích nguồn từ: http://suckhoechomoinha.org
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
 
Top