Khi nào ta nên nhổ nhữang chiếc răng khôn? niềng răng mắc cài sứ tự buộc như thế nào. Mọc răng khôn khiến bạn đau đớn, khó chịu, mất ngủ vì nó. Vậy thời điểm nào chúng ta nên nhổ răng khôn. Hãy cùng nha khoa Đăng Lưu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
>>>Có thể bạn chưa biết: bọc răng sứ không cần mài răng
Răng khôn khi nào nên nhổ
Nên nhổ răng khôn mọc lệch lạc không đúng vị trí


Răng khôn khi nào nên nhổ
Răng khôn là răng cối lớn thứ ba, là những chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng và chỉ mọc trong độ tuổi từ 17 và 25. Mỗi người thường có 4 răng khôn ở 4 bên hàm. Sở dĩ gọi là răng khôn vì răng mọc trong độ tuổi đã trưởng thành, con người đã khôn lớn và biết nhận thức.

Tại sao răng khôn hay mọc kẹt, mọc ngầm
Răng khôn mọc phổ biến trong độ tuổi xương hàm đã ngừng tăng trưởng và phát triển, xương trở nên cứng đặc hơn. Sự tăng trưởng và phát triển của hàm dưới trong giai đoạn mọc răng khôn theo hướng xuống dưới và ra trước. Mặt khác, chế độ ăn mềm của người hiện đại làm giảm sự phát triển của xương hàm. Những yếu tố này góp phần làm mất cân xứng giữa răng và kích thước xương hàm, dẫn đến tình trạng hay mọc ngầm, mọc kẹt của răng khôn.

Biến chứng bởi răng khôn mọc kẹt

Răng khôn kẹt trong xương hàm hoặc nằm sâu trong lợi sẽ khiến cho quá trình mọc răng sẽ gây áp lực lên vùng xương và nướu, kết hợp với việc thức ăn khi ăn vào đọng vào bên dưới nướu phủ trên răng khôn không thể làm sạch được. Điều này dễ làm cho chân răng khôn mọc lên bị viêm, đau và nhiễm trùng.

Răng khôn mọc ở góc độ sai, sẽ tạo khe hẹp bất thường với răng bên cạnh. Điều này gây nhồi nhét thức ăn và lắng đọng vi khuẩn. Hơn nữa, răng khôn nằm ở vị trí sâu bên trong hàm, là vị trí phía sau gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng. Khó có thể làm sạch bằng bàn chải và chỉ nha khoa dẫn đến sâu các răng bên cạnh và gây bệnh nha chu răng bên cạnh.

Một điều mà ít ai biết là áp lực từ việc mọc răng khôn có thể gây ra tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh. Răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang, xuất hiện bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.

Răng khôn khi nào nên nhổ 
– Khi việc mọc răng khôn gây ra các biến chứng đau, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, u nang, ảnh hưởng đến răng lân cận.

– Khi răng khôn chưa gây ra biến chứng, nhưng giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn, tương lai sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh thì cũng có chỉ định nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng.

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, làm răng khôn trồi dài xuống hàm đối diện. Điều này tạo bậc thang giữa răng khôn và răng bên cạnh, gây nhồi nhét thức ăn, lở loét nướu hàm đối diện.

– Răng khôn mọc thẳng, đủ chỗ, không bị cản trở bởi xương và nướu, nhưng hình dạng răng khôn bất thường, nhỏ, dị dạng, gây nhồi nhét thức ăn với răng bên cạnh, lâu ngày gây sâu răng và viêm nha chu răng bên cạnh.

– Bản thân răng khôn có bệnh nha chu hoặc sâu răng lan rộng.

– Nhổ răng khôn để chỉnh hình, làm răng giả, hoặc răng khôn là nguyên nhân của một số bệnh toàn thân khác cũng nên được nhổ bỏ.

Thời điểm nào nhổ răng khôn là tốt nhất
Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, trường hợp phải phẫu thuật để nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn do xương cứng và đặc hơn. Mặt khác một số yếu tố toàn thân và tại chỗ cũng không cho phép can thiệp nhổ răng khôn. Quá trình lành thương, hậu phẫu cũng kéo dài và không thuận lợi.
Để được thăm khám và tư vấn miễn phí về các trường hợp răng miệng nói chung và vấn đề răng khôn nói riêng, bạn hãy liên hệ với nha khoa Đăng Lưu, các nhân viên CSKH của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giúp bạn. Xin cám ơn!

Bài viết được trích nguồn tại: http://niengrangkhongmaccai.org
Thông tin liênhệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578

Tác giả: VT
 
Top