Khi răng mắc phải các khiếm khuyết như răng hô, răng móm, răng lệch lạc nặng… thì Niềng răng luôn là giải pháp được nhiều bác sĩ nha khoa lựa chọn, nhưng điều làm khách hàng đang e ngại là liệu niềng răng có phải nhổ răng hay không? Nhổ răng khi niềng răng người lớn có tác dụng gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin dưới đây!

Vì sao cần nhổ răng khi niềng răng?

Niềng răng là giải pháp đúng đắn để khắc phục tình trạng răng mọc khấp khểnh không được đều đẹp. Với những trường hợp răng miệng đơn giản, bệnh nhân chỉ cần áp dụng điều trị niềng răng không cần nhổ răng đơn thuần sau một thời gian là có thể có được hàm răng đều với sự thay đổi dịch chuyển răng ngày một.

Tuy nhiên, với những trường hợp răng miệng phức tạp hơn thì ngoài niềng răng, bác sĩ còn phải thực hiện một số điều trị nha khoa kết hợp như : nâng xoang, cắt xương, nhổ răng…mới cho hiệu quả tốt.


Và thường, nếu niềng răng phải kết hợp với các điều trị nha khoa như nhổ răng thường khiến bệnh nhân e ngại. Nói như vậy không có nghĩa là bất kỳ trường hợp nào cũng phải nhổ răng. 

Có những kiểu răng khi niềng không cần nhổ răng như: trường hợp răng thưa, trường hợp răng miệng nhỏ, trường hợp vòm răng cụp hay trường hợp thiếu răng…Đặc biệt, ngày nay có những phương pháp niềng răng hiện đại với kỹ thuật niềng tiên tiến, nhiều trường hợp bắt buộc phải nhổ răng nhưng bệnh nhân vẫn không phải trải qua nhưng ca tiểu phẫu đau đớn để nhổ răng.

Những kiểu khi niềng răng không cần nhổ răng

♦ Răng thưa: Trường hợp răng bị thưa là tình trạng các răng trên khung hàm có khoảng cách lớn với nhau. Ở những trường hợp này khi niềng răng bác sĩ không cần chỉ định nhổ răng vì trên khung hàm có khe hở để có thể dịch chuyển răng sao cho sát khít các khe hở giúp răng đều và khít hơn. Những trường hợp này không cần nhổ răng.

♦ Vòm răng cụp: Vòm răng cụp là tình trạng những bệnh nhân có cung hàm lớn hơn cung răng. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do cung răng bị cụp vào phía trong. Việc niềng răng ở những trường hợp này nhằm kéo cung răng ra sao cho  có tỷ lệ cân đối với cung hàm và khuôn miệng. Do cung hàm lớn hơn cho nên khi kéo cung răng ra nó đủ vị trí để cung răng xếp đều đặn với nhau mà không cần nhổ răng.


♦ Thiếu răng: Thiếu răng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân bầm sinh cũng có thể bắt nguồn do bệnh nhân bị mất răng trước đó. Với trường hợp này, niềng răng cũng không phải can thiệp nhổ răng do trên cung hàm có khoảng trống nên việc niềng răng chủ yếu để kéo khít răng sao cho khoảng trống thiếu răng được che lấp.

♦ Miệng nhỏ: Miệng nhỏ bắt buộc phải niềng răng là trường hợp rất hi hữu. vì thường miệng nhỏ thì cung hàm cũng sẽ nhỏ, chỉ một số trường hợp miệng không đảm bảo được tỷ lệ này cho nên phải áp dụng tới phương pháp niềng răng. Trong trường hợp này niềng răng để nong rộng vòm hàm ra nhằm tạo ra sự cân đối và hài hòa cho khuôn mặt.
 
Top