Niềng răng không nhổ răng là phương pháp chỉnh nha hiện đại, tận dụng tối đa các kỹ thuật hỗ trợ chỉnh nha nhằm mang lại cho khách hàng dịch vụ thuận tiện nhất. Theo đó, bạn sẽ thực hiện niềng răng chỉnh răng mọc sai lệch mà cần thiết nhổ bỏ 2 - 4 chiếc răng.

Niềng răng không nhổ răng là gì?

Đúng như tên gọi của nó, niềng răng không nhổ răng là giải pháp giúp đưa hàm răng khấp khểnh về đúng vị trí, mang lại hàm răng đều tăm tắp mà không cần phải nhổ 2 - 4 chiếc răng khi thực hiện. 
Áp dụng niềng răng không nhổ răng cho trẻ em*
Thay vào đó, bác sĩ sử dụng các khí cụ hỗ trợ, nhằm tác động lên răng và cấu trúc xương hàm để đưa những chiếc răng mọc lệch về đúng vị trí. Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm mà các phương pháp khác khó có được:

- Chính vì không nhổ răng nên hạn chế tối đa đau đớn, răng thật được bảo tồn tối đa.

- Một số các khí cụ hỗ trợ gần như trong suốt nên tránh gây mất thẩm mỹ trong quá trình niềng.

- Hiệu quả cao, đưa hàm răng về đúng vị trí, trả lại cho bạn nụ cười rạng rỡ, đầy tự tin.

Các kỹ thuật hỗ trợ niềng răng không nhổ răng

Niềng răng không nhổ răng bằng khí cụ nong hàm: phương pháp này được sử dụng khi vòm hàm quá hẹp, không đủ rộng khiến răng mọc lệch lạc. Sau khi được nong hàm, vòm hàm của bạn rộng ra, tạo khoảng trống để các răng di chuyển. Có trường hợp bác sĩ nong hẹp hàm nếu hàm của bạn quá rộng.

Niềng răng không nhổ răng với mini vis: Theo đó, sau khi gắn các mắc cài lên răng, bác sĩ thực hiện cắm trụ mini vis nhằm tạo lực nắn chỉnh mạnh. Khi lực kéo đủ lớn, các răng lần lượt di chuyển theo ý đồ của bác sĩ. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ được chỉ định hiệu quả với một trường hợp chỉnh nha.
Thực hiện nong rộng xương hàm để niềng răng hiệu quả*
Phương pháp niềng răng trong suốt: Niềng răng không nhổ răng với máng chỉnh nha không mắc cài. Phương pháp này dùng cho trường hợp mức độ răng lệch lạc, móm vẩu hoặc hô không nghiêm trọng.

Quy trình niềng răng không nhổ răng

Bước 1: Bác sĩ thực hiện bước thăm khám, khảo sát, chụp phim và đánh giá tình trạng răng cũng như xương hàm, cung hàm để đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp nhất.

Bước 2: Nắm rõ tình trạng răng, xương hàm, cung hàm, nha sĩ tiến hành lấy dấu hàm để làm mẫu răng. Đây là cơ sở để nha sĩ thiết kế mắc cài tương ứng với cung hàm của từng người để đảm bảo chính xác cho các mắc cài lên răng thật.

Bước 3: Trên cơ sở số liệu đã đo, lấy dấu hàm và phim chụp của bệnh nhân, bác sĩ thiết kế mắc cài phù hợp với từng bước, từng giai đoạn trong quá trình niềng răng và sự dịch chuyển của răng trên cung hàm.

Bước 4: Trước khi tiến hành niềng răng không nhổ răng, các bác sĩ vệ sinh răng miệng thật sạch như lấy cao răng, hạn chế tối đa chất bẩn còn đọng lại trong miệng bởi sau khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn.
Niềng răng bằng máng niềng trong suốt*
Bước 5: Ngay sau khi vệ sinh răng miệng, bác sĩ trực tiếp gắn mắc cài cho bệnh nhân. Những mắc cài này được gắn cố định trên bề mặt ngoài của răng bởi một loại keo dán đặc biệt.

Kết thúc quá trình niềng răng không nhổ răng, khách hàng được các nha sĩ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng tại nhà hợp lý, đồng thời hẹn lịch tái khám để kiểm tra kết quả dịch chuyển của răng qua từng giai đoạn.
 
Top