Lồi xương hàm dưới là gì? bọc răng sứ ở đâu tốt? Đây có lẽ là khái niệm còn rất xa lạ với nhiều người và có nguy hiểm hay không thì hông phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.


Lồi xương hàm dưới là gì?
Điều trị lồi xương hàm dưới


Lồi xương hàm dưới là gì? 

Lồi xương hàm dưới không được xem là chứng bệnh nguy hiểm nên bạn không cần quá lo lắng, nó thường xuất hiện và phát triển sau tuổi 30 cũng có thể sớm hơn nhưng sau nhiều năm thì ngưng phát triển và đa số là lành tính. 

>>Xem thêm: niềng răng mắc cài sứ giá bao nhiêu

Vị trí thường gặp nhất của chứng lồi xương hàm dưới là ở mặt lưỡi đối diện với vùng răng cối nhỏ, đa số thường gặp ở cả hai bên, đối xứng nhau cũng có trường hợp bệnh nhân bị u lồi xương hàm dưới ở một bên. 


Nguyên nhân gây bệnh lồi xương hàm dưới 


Chế độ ăn uống 

Người Việt Nam, cùng với các người dân khác như ở Nhật bản và Thái lan đều thường xuyên dùng đồ biển trong các bữa ăn hàng ngày, mà các thực phẩm này rất giàu Vitamine D (chủ yếu trong gan cá) và acid béo 3-polinsatures. 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự hiện diện của Vitamine D làm tăng sự hiện diện của một loại proteine cảm ứng tạo xương. Còn acid béo y3- polinsatures là chất quan trọng có tác dụng kích thích quá trình tăng trưởng và phát triển của protein TGF (Tumor Growth Factor), hành phần của protein này chứa đựng BMP (Bone Morphogenetic Protein), đây cũng là loại protein làm kích thích sự tạo xương. 


Quá tải lực 

Sở dĩ lồi xương hàm dưới xuất hiện ở nam nhiều hơn nữ là do nam có cơ hàm khỏe hơn ở nữ. Lực nhai có xu hướng đẩy các chóp răng cối nhỏ hàm dưới hướng vào phía lưỡi, điều này làm kích thích sự tăng sinh lớp xương ở phía trong của xương hàm dưới. Một số tác giả khác cho rằng torus hàm dưới xuất hiện là một dấu hiệu của tình trạng quá tải lực nhai trong quá khứ hoặc trong hiện tại, nhất là có liên quan với nghiến răng. 


Do di truyền 

Nguyên nhân gây lồi xương hàm dưới là do di truyền hoặc do môi trường sống, tại Việt Nam, tỷ lệ mắc lồi xương hàm dưới chiếm 3,6% dân số, nam giới mắc phải nhiều hơn nữ giới, theo thống kê, tỷ lệ lồi xương hàm dưới ở nam là 4,8%, cao hơn nữ với 3%. 


Lồi xương hàm dưới có nguy hiểm không? 

Lồi xương lớn lên cùng với xương hàm nhưng kích thước lồi xương cũng có giới hạn và ngưng lại chứ không phải càng ngày càng to và nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc ăn nhai hay các sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đa số trường hợp lồi xương hàm dưới sẽ không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp thì bệnh nhân vẫn phải tiến hành điều trị hiện tượng lồi xương hàm dưới này như: 

Khối u quá lớn, lấn chiếm không gian của lưỡi hoặc khi mang hàm răng giả, lưng lưỡi chạm vào hàm giả gây nôn thì bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc phẫu thuật chỉ làm nhỏ lại còn hình dáng xương vẫn được bảo tồn. 

Các trường hợp lõm gây tích tụ thức ăn dưới hàm giả dẫn đến viêm mạn tính hoặc lồi xương hàm gây khó chịu cho người bệnh cũng phải tiến hành phẫu thuật. 

Một số trường hợp lồi xương hàm dưới có khả năng liên quan đến ung thư khẩu cái thì bệnh nhân phải đến thăm khám kỹ lưỡng bằng các máy móc hiện đại ngay khi tổn thương có xuất hiện viêm loét chảy máu. Ngoài ra, bạn không hút thuốc lá, nhai trầu và phải giữ gìn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ.

Bài viết được trích nguồn tại: https://tvsuckhoemoinha.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
l
 
Top