Để đảm bảo cho răng sứ không xảy ra biến chứng và nhanh lành vết mổ thì bạn nên lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày cho tốt nhất. Vậy răng sứ
kim loại có tốt không? Nên ăn gì và cần lưu ý gì sau khi trồng răng sứ?
Ưu điểm của bọc răng sứ
“Hàm răng, mái tóc là góc con người” nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu cái “góc con người” được như ý muốn. Đó chính là lý do đủ phương thức làm đẹp dành cho răng được phát minh ra. Nhờ nhiều phương thức làm đẹp cho răng trong đó có rất nhiều người tìm đến dịch vụ bọc răng sứ thẩm mỹ với hy vọng sở hữu hàm răng trắng sáng, đều đẹp tăm tắp.
Bọc răng sứ có 2 loại: chụp răng sứ và mặt dán sứ (veneer). Ưu điểm nói chung của các loại này là có tính thẩm mỹ cao với màu sắc tương tự như răng thật. Chụp răng sứ còn có ưu điểm không dẫn điện, dẫn nhiệt nên không ảnh hưởng đến tủy răng với những răng tủy còn sống. Tuy nhiên, loại chụp răng sứ cần mài đi lượng mô răng lớn.
Mặt dán sứ khắc phục được việc mài quá nhiều mô răng, tuy nhiên, mặt dán sứ lại ko được dính chắc chắn như chụp sứ nên thường sử dụng cho các răng trước đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ.
Các biến chứng thường gặp sau bọc răng sứ
Các biến chứng thường gặp khi chỉ định làm chụp răng sứ không được chính xác và kỹ thuật làm chụp không chính xác, xâm phạm đến khoảng sinh học của mô quanh răng.
Các vấn đề thường gặp sau khi làm chụp sứ: Dắt kẽ thức ăn do tiếp xúc với 2 răng bên cạnh không tốt; Viêm lợi; Tụt lợi, gây lộ đường viền phía dưới của chụp gây ra dắt thức ăn hay hiện tượng ê buốt (với các trường hợp tủy còn sống); Chết tủy răng do răng sống mài quá nhiều mô răng; Mòn răng đối diện do khớp cắn chỉnh không tốt; Gãy thân răng và chụp sau khi ăn nhai một thời gian...
Kỹ thuật bọc răng sứ là kỹ thuật thực hiện với sự chuyên sâu và chi phí cao. Do đó, bạn cần phải lưu ý sau khi bọc răng sứ cả về chế độ ăn uống và chăm sóc răng sứ thật kỹ lưỡng mới có thể giữ gìn răng sứ khỏe mạnh, duy trì lâu dài trên cung hàm.